trang chủ Tin tức So sánh thông số của các dòng xe nổi trội trong phân khúc SUV tầm giá 850 triệu tại Việt Nam

So sánh thông số của các dòng xe nổi trội trong phân khúc SUV tầm giá 850 triệu tại Việt Nam

Dưới đây là bài so sánh thông số chi tiết, trang bị tiện nghi của những mẫu SUV hạng C đang có giá bán niêm yết trong khoảng 850 triệu tại Việt Nam hiện nay, bao gồm Mazda CX-5, KIA Sportage, Hyundai Tucson và MG RX-5.

Phân khúc SUV hạng C hiện nay đang có những thay đổi lớn về giá bán khi hàng loạt các mẫu xe được giảm giá niêm yết chính thức lên tới hàng trăm triệu đồng.

so-sanh-thong-so-ky-thuat-suv-hang-c-chi-tiet-4.jpg (331 KB)

Trong bài viết này, Xe Đời Sống cập nhật thông tin trang bị và tiện nghi chi tiết về 4 mẫu xe bao gồm: Mazda CX-5 Premium, Hyundai Tucson 2.0 Xăng Đặc Biệt, KIA Sportage 2.0G Premium và MG RX-5 để người đọc có cái nhìn tổng quan hơn.

Mẫu xe

Mazda CX-5 Premium

Hyundai Tucson Xăng Đặc Biệt

KIA Sportage 2.0G Premium

MG RX-5 Lux

Giá bán (triệu đồng)

849

839

852

829

Trang bị ngoại thất 

Về mặt trang bị ngoại thất, ba mẫu xe Mazda CX-5 Premium, Hyundai Tucson Xăng Đặc Biệt và KIA Sportage 2.0G Premium đều nhỉnh hơn đôi chút so với mẫu xe MG RX-5 Lux.

so-sanh-thong-so-ky-thuat-suv-hang-c-chi-tiet-3.jpg (233 KB)

Ngoài ra, CX-5 Premium chỉ được trang bị cửa sổ trời và Sportage 2.0G Premium lại không trang bị cửa sổ trời. Đây là bất lợi khi so sánh với MG RX-5 Lux và Tucson Xăng Đặc Biệt khi mà cả hai mẫu xe này đều có cửa sổ trời toàn cảnh Panorama.

Trang bị

Mazda CX-5 Premium

Hyundai Tucson Xăng Đặc Biệt

KIA Sportage 2.0G Premium

MG RX-5 Lux

Cụm đèn trước

LED

Định vị LED

Đèn tự động

Không

Tự động cân bằng và mở rộng góc chiếu

Không

Không

Gương chiếu hậu

Chỉnh/gập điện

Chỉnh/gập điện, sấy gương

Chỉnh/gập điện, sấy gương

Chỉnh/gập điện, sấy gương

Gạt mưa tự động

Không

Không

Cửa sổ trời

Panorama

Không

Panorama

Cốp điện

 Trang bị nội thất 

Về mặt trang bị tiện nghi bên trong nội thất, Mazda CX-5 Premium tỏ ra nhỉnh hơn khi có nhiều trang bị vượt trội so với các đối thủ còn lại như: ghế lái chỉnh điện/nhớ vị trí và ghế phụ chỉnh điện, sưởi và làm mát hàng ghế trước, kính lái HUD.

so-sanh-thong-so-ky-thuat-suv-hang-c-chi-tiet-2.jpeg (377 KB)

Trong khi đó, Hyundai Tucson Xăng Đặc Biệt cũng không kém cạnh khi xét về mặt trang bị hiện đại với cặp màn hình đôi đồng kích cỡ 10,25" đi kèm với hệ thống 8 loa trang bị trên xe. Tuy nhiên, nhược điểm của mẫu xe này là không có lẫy chuyển số như trên 3 đối thủ còn lại.

Trang bị

Mazda CX-5 Premium

Hyundai Tucson Xăng Đặc Biệt

KIA Sportage 2.0G Premium

MG RX-5 Lux

Vô lăng/ghế da

Ghế lái

Chỉnh điện + nhớ ghế

Chỉnh điện

Chỉnh điện + nhớ ghế

Chỉnh điện

Ghế phụ

Chỉnh điện

Chỉnh điện

Chỉnh cơ

Chỉnh điện

Sưởi và làm mát

Hàng ghế trước

Hàng ghế trước

Không

Không

Bảng đồng hồ

Analog + Digital

10,25”

Digital + LCD 4,2”

12,3”

Màn hình trung tâm

8”

10,25”

12,3”

14,1”

Kính HUD

Không

Không

Không

Điều hòa tự động

2 vùng

2 vùng

2 vùng

2 vùng

Cửa gió hàng ghế sau

Hệ thống loa

6

8

6

6

Lẫy chuyển số

Không

Apple Carplay và Android Auto

Có dây

Có dây

-

Sạc không dây

Không

Không

 Khả năng vận hành

Xét về khả năng vận hành, MG RX-5 Lux tỏ ra vượt trội hơn so với 3 đối thủ còn lại khi trang bị động cơ 1.5L Turbo, tạo ra công suất 168 mã lực và 275Nm mô-men xoắn đi kèm hộp số ly hợp kép 7 cấp, mang lại khả năng sang số phấn khích hơn. Cả ba mẫu xe còn lại đều trang bị động cơ 2.0L hút khí tự nhiên, riêng Tucson và Sportage trang bị cùng động cơ nên có phần thông số tương đối giống nhau.

so-sanh-thong-so-ky-thuat-suv-hang-c-chi-tiet-1.jpg (252 KB)

Xét về các chế độ vận hành, Hyundai Tucson và KIA Sportage đều trang bị 4 chế độ lái, nhỉnh hơn so với hai chế độ trên Mazda CX-5 Premium. Mặc dù vậy, sự khác biệt và chênh lệch giữa các chế độ lái trên Tucson và Sportage không quá khác biệt.

Trang bị

Mazda CX-5 Premium

Hyundai Tucson Xăng Đặc Biệt

KIA Sportage 2.0G Premium

MG RX-5 Lux

Động cơ

2.0L

2.0L

2.0L

1.5L Turbo

Công suất – hp

154

156

154

168

Mo-men xoắn – Nm

200

192

192

275

Hộp số

6-AT

6-AT

6-AT

7-DCT

Hệ dẫn động

FWD

FWD

FWD

FWD

Hệ thống treo

Trước

McPherson

McPherson

McPherson

McPherson

Sau

Liên kết đa điểm

Liên kết đa điểm

Liên kết đa điểm

Liên kết đa điểm

Hệ thống phanh

Trước

Đĩa

Đĩa

Đĩa

Đĩa

Sau

Đĩa

Đĩa

Đĩa

Đĩa

Thông số bánh xe

225/55R19

235/60R18

235/55R19

235/45R19

Chế độ lái

Normal/Sport

Eco/Normal/Smart/Sport

Eco/Normal/Smart/Sport

-         

Công nghệ an toàn 

Xét về mặt công nghệ an toàn, Mazda CX-5 Premium vượt trội hoàn toàn so với các đối thủ còn lại. Trong tầm giá này, chỉ có CX-5 Premium và Tucson Xăng Đặc Biệt được trang bị công nghệ an toàn chủ động. Tuy nhiên, các tính năng trong gói trang bị này của CX-5 Premium cũng nhỉnh hơn và hữu ích hơn đáng kể khi so với Tucson Xăng Đặc Biệt.

so-sanh-thong-so-ky-thuat-suv-hang-c-chi-tiet-5.jpg (479 KB)

Cả hai mẫu xe Sportage 2.0G Premium và MG RX-5 Lux không có nhiều điểm mạnh về mặt công nghệ an toàn, tuy nhiên RX-5 Lux vẫn nhỉnh hơn Sportage 2.0G Premium với các công nghệ hỗ trợ kiểm soát lực phanh khi vào cua, kiểm soát lực kéo, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, hỗ trợ đỗ đèo, camera 360 độ.

Trang bị

Mazda CX-5 Premium

Hyundai Tucson Xăng Đặc Biệt

KIA Sportage 2.0G Premium

MG RX-5 Lux

Chống bó cứng phanh ABS

Phân bổ lực phanh EBD

Kiểm soát phanh khi vào cua

Không

Không

Không

Hỗ trợ phanh khẩn cấp EBA

Cân bằng điện tử DSC

Kiểm soát lực kéo TCS

Không

Không

Hệ thống chống lật

Không

Không

Khởi hành ngang dốc HLA

Không

Hỗ trợ đỗ đèo

Không

Không

Không

Cảm biến đỗ xe

Trước/Sau

Trước/Sau

Trước/Sau

Trước/Sau

Cảnh báo điểm mù

Không

Cảnh báo phương tiện cắt ngang khi lùi

Không

Không

Không

Camera hỗ trợ đỗ xe

360 độ

360 độ

Không

360 độ

Cảm biến áp suất lốp

Không

Hỗ trợ tránh va chạm người đi bộ

Không

Không

Không

Số túi khí

6

6

6

6

Công nghệ an toàn chủ động

Kiểm soát hành trình

Adaptive Cruise Control

Cruise Control

Adaptive Cruise Control

Cruise Control

Cảnh báo lệch làn đường

Không

Không

Không

Hỗ trợ giữ làn đường

Không

Không

Hỗ trợ phanh chủ động

Không

Không

Không

Cảnh báp người lái tập trung

Không

Không

Kết luận

Nhìn chung xét ở tầm giá bán này, xét về mặt tổng thể thì Mazda CX-5 Premium là mẫu xe có nhiều lợi thế nhất ở nhiều góc độ. So với những trang bị được trang bị kể trên, mức giá bán của Mazda CX-5 Premium là khá hấp dẫn trong phân khúc. Ngoài ra, Hyundai Tucson Xăng Đặc Biệt cũng tỏ ra ấn tượng không kém so với CX-5 Premium và mẫu xe đến từ Hàn Quốc này sẽ phù hợp cho những khách hàng nam, cá tính và năng động nhờ những đường nét cắt xẻ táo bạo tổng thể.

hyundai-tucson-va-santa-fe-giam-gia-ban-5.jpg (799 KB)

Bài so sánh và đánh giá sơ bộ này chỉ tập trung vào các mẫu SUV hạng C có mức giá niêm yết chính thức. Hiện tại trên thị trường đang có một số mẫu xe đang được ưu đãi giảm giá trong khoảng 850 triệu như Haval H6 HEV và Subaru Forester 2.0 i-L Eyesight 2023 nhưng thời gian có hạn nhưng vẫn có nhiều trang bị tiện nghi nổi bật.

(Nguồn https://xedoisong.vn/so-sanh-chi-tiet-thong-so-phan-khuc-suv-hang-c-tam-gia-850-trieu-tai-viet-nam)